Dinh dưỡng theo từng độ tuổi

1. Vai trò các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ

Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, trẻ từ 6 tháng tuổi nhu cầu là 710 kcal/ngày. Năng lượng cung cấp được phân bố 50% cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản, 25% cho hoạt động và 25% cho phát triển. Trong khi đó ở giai đoạn 1 – 2 tuổi, trẻ bắt đầu có các hoạt động thể chất như tập bò, tập đi, chơi đồ chơi... Nhu cầu năng lượng của trẻ ở giai đoạn này là 100 – 110cal/kg cân nặng. Nǎng lượng được cung cấp đủ qua bữa ǎn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, chất đạm, chất béo, sữa... Tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng nên là: Đạm: Béo: Đường bột = 15: 20: 65.

Ở giai đoạn này, một số vi chất ó vai trò quan trọng cần được bổ sung ở mức cao. Ví dụ như kẽm, sắt, canxi, phốt pho...

2. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi

  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này thức ăn cần đi từ dạng lỏng sang đặc dần, mịn nhuyễn sang lợn cợn và kết hợp nhai thô với ăn dặm tự chỉ huy. Nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ cần đủ đường bột, đạm, chất béo, chất xơ, trong đó đường bột nên chiếm tỉ lệ cao nhất. Thời điểm này vẫn duy trì bú mẹ nên trẻ vẫn cần đủ và mẹ lưu ý nên bổ sung nước cho con trong giai đoạn này, mỗi ngày từ 100 – 120ml nước.

 

  • Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi: Giai đoạn này mẹ áp dụng nguyên tắc Đạm : Béo: Đường bột = 15 : 20 : 65 và cực kỳ cần lưu ý bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé. Giai đoạn này là giai đoạn bé bắt đầu thực hiện việc nhai bằng răng nên thức ăn cần chế biến dạng thô để bé quen với hoạt động nhai nuốt. Rất nhiều kỹ năng và phản xạ não bộ sẽ hình thành trong giai đoạn này, do đó mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung các vi chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành và cấu tạo não bộ, quyết định trí tuệ của trẻ như kẽm, sắt, canxi... Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ dễ bị biếng ăn nên việc bổ sung kẽm giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, tiêu hóa tốt là cực kỳ quan trọng. Kẽm có nhiều trong hải sản như hàu, thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn một số loại hạt (kẽm chủ yếu ở mầm hạt, dễ bị mất trong quá trình xay xát, hơn nữa hàm lượng phytate cao trong hạt lại ức chế hấp thu kẽm). Nếu muốn bổ sung thực phẩm chức năng chứa kẽm, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

 

  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm, vì bộ răng sữa đã dần hoàn thiện, thực phẩm chế biến nên ở dạng thô, cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng. Do ở độ tuổi này trẻ cũng trở nên hiếu động nên bố mẹ cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, số bữa chính và bữa phụ để đảm bảo trẻ có năng lượng hoạt động cả ngày.

 

3. Lưu ý chung trong thực đơn cho trẻ qua từng giai đoạn

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi – 3 tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng coi là giai đoạn vàng phát triển của trẻ vì ở giai đoạn này, trẻ không những hoàn thiện các bước phát triển về thể chất mà còn bắt đầu hoàn thiện nhận biết thế giới, bước vào giai đoạn phát triển tâm lý.

Trong khi đó, ở giai đoạn này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của trẻ vẫn đang từng bước hoàn thiện, trẻ có thể dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, miễn dịch. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể của trẻ giai đoạn này có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng đề kháng, miễn dịch và các phát triển trí não của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Miễn dịch tốt, phát triển toàn diện, chắc chắn bé sẽ có một tương lai khỏe mạnh, vững vàng.